Điều 2 Luật Giáo dục khẳng định “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Trong sứ mệnh cao cả của giáo dục, ngành giáo dục có nhiệm vụ quan trọng với sự phát triển toàn diện con người Việt Nam, trong đó có việc hình thành ý thức chấp hành pháp luật trong công dân, chống lại những biểu hiện tham nhũng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Giáo dục cho học sinh nội dung, ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật nói chung và phòng chống tham nhũng nói riêng không chỉ góp phần ổn định hoạt động của ngành giáo dục mà còn góp phần trực tiếp vào việc nâng cao chất lượng giáo dục.
Vì vậy, người dạy môn giáo dục công dân ở trường Trung học phổ thông phải thấy rõ được vị trí, vai trò của bộ môn, từ đó có phương pháp lồng ghép, tích hợp nội dung phòng chống tham nhũng vào môn học để nâng cao chất lượng ,hiệu quả của môn học.