Từ xa xưa, người phương Đông đã có câu: "Tôi nghe tôi quên, tôi nhìn tôi nhớ, tôi làm tôi hiểu" Những kết quả nghiên cứu khoa học hiện đại cũng đã cho thấy: Học sinh chỉ có thể nhớ được 5% nội dung kiến thức thông qua đọc tài liệu. Nếu ngồi thụ động nghe thày giảng thì nhớ đwợc 15% nội dung kiến thức. Nếu quan sát có thể nhớ được tới 20% kiến thức. Kết hợp nghe và nhìn thì nhớ được 25% . Thông qua thảo luận với nhau, học sinh có thể nhớ được 55% kiến thức. Nhưng nếu học sinh được trực tiếp tham gia vào các hoạt động để qua đó tiếp thu kiến thức thì có khả năng nhớ tới 75% kiến thức. Còn nếu giảng lại cho người khác thì có thể nhớ tới được 90%. Điều này cho thấy tác dụng tích cực của việc dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh.
Bên cạnh đó trong những năm gần đây, việc đổi mới phương pháp dạy học được xác định trong các văn kiện của Đảng, Nhà nước mà Bộ Giáo dục và đào tạo đã và đang chỉ đạo triển khai nhằm đáp ứng yêu cầu của mục tiêu và nội dung giáo dục mới. Và việc đổi mới phương pháp dạy học đã là một trong những nhiệm vụ của ngành giáo dục yêu cầu các trường thực hiện. Vì vậy đổi mới phương pháp dạy học hiện nay không chỉ là phong trào mà còn là một yêu cầu bắt buộc đối với mọi giáo viên.
Cho đến nay, phải nói rằng không một ai nghi ngờ về vai trò to lớn và những tác dụng kỳ diệu của CNTT trong các lĩnh vực của đời sống. Trong giáo dục, việc ứng dụng CNTT trên thực tế cũng đã đem lại kết quả đáng kể và những chuyển biến lớn trong dạy học, nhất là về phương pháp giảng dạy .
Những năm qua việc đổi mới nội dung, chương trình sách giáo khoa được thực hiện khá đồng bộ. Việc đổi mới nội dung, chương trình yêu cầu phải đổi mới phương pháp dạy học. Đổi mới phương pháp dạy học đòi hỏi phải sử dụng phương tiện dạy học phù hợp và CNTT là một trong những phương tiện quan trọng góp phần đổi mới phương pháp giảng dạy bằng việc cung cấp cho giáo viên những phương tiện làm việc hiện đại. Từ những phương tiện này giáo viên có thể khai thác, sử dụng, cập nhật và trao đổi thông tin. Việc khai thác mạng giúp giáo viên tránh được tình trạng“dạy chay” một cách thiết thực đồng thời giúp giáo viên có thể cập nhật thông tin nhanh chóng và hiệu quả. Đây là một trong những yêu cầu đặc biệt cần thiết đối với giáo viên giảng dạy bộ môn GDCD, bởi GDCD là một môn học rất nhạy bén đối với những vấn đề xã hội, việc cung cấp thông tin, liên hệ thực tế là một trong những yêu cầu quan trọng xuất phát từ đặc trưng của bộ môn. ứng dụng CNTT còn giúp giáo viên soạn thảo và ứng dụng các phần mềm dạy học có hiệu quả.
Ví dụ, giáo viên có thể sử dụng phần mềm PowerPoint để thiết kế bài giảng điện tử, giáo viên có thể cài đặt thêm tư liệu, hình ảnh, băng hình, trình bày đề cương bài giảng gọn, đẹp, sinh động và thuận tiện. Khi sử dụng bài giảng điện tử sẽ giúp giáo viên tiết kiệm được nhiều thời gian trong việc ghi bảng, thay vào đó, giáo viên có điều kiện tốt hơn để tổ chức cho học sinh trao đổi, thảo luận, phát huy tính năng động tích cực và sự say mê, hứng thú của học sinh trong học tập. Đồng thời trong một thời gian ngắn của một tiết học, giáo viên có thể hướng dẫn cho học sinh tiếp cận một lượng kiến thức lớn, phong phú đa dạng và sinh động. “Một hình ảnh, một đoạn phim có thể thay thế cho rất nhiều lời giảng”, vì vậy đối với bài giảng có phim, hình ảnh thực tế mô phỏng hợp lý, sinh động sẽ thu hút được sự thích thú say mê học tập của học sinh, lớp học sôi nổi, học sinh tiếp thu bài nhanh hơn, giờ dạy có hiệu quả cao hơn.
Cùng với phong trào đổi mới phương pháp giảng dạy trong nhà trường, bộ môn GDCD - mặc dù là một bộ môn khoa học xã hội với đặc trưng đa dạng, phong phú về nội dung, thiên về lý luận, nội dung kiến thức mang tính trừu tượng cao, song bản thân tôi tôi đã không ngừng cố gắng đổi mới phương pháp giảng dạy: từ vận dụng các phương pháp dạy học mới như đàm thoại, nêu vấn đề, phương pháp làm việc theo nhóm, ứng dụng CNTT vào dạy học làm cho tiết dạy sinh động, có hiệu qủa cao, thu hút được sự tham gia tích cực của học sinh. Học sinh thực sự say mê, thích thú và làm việc có hiệu quả cao trong đa số những giờ học có ứng dụng CNTT.
- Mục đích SKKN:
Bộ môn GDCD trong trường THPT là một môn học vừa khô khan vừa khó, lượng kiến thức lớn, vấn đề đặt ra rộng, trong khi thời gian phân phối lại chỉ có 1tiết( 45 phút)/tuần. Nếu giáo viên sử dụng phương pháp giảng dạy không phù hợp sẽ khó thu hút được sự chú ý của học sinh do kiến thức dài và rất trừu tượng, nếu không có sự đổi mới phương pháp giảng dạy như vậy mục dích giáo dục sẽ không đạt được kết quả cũng như học sinh sẽ có thái độ thờ ơ trước các vấn đề cấp thiết mang tính giáo dục rất cao. Vì vậy đề tài “Đổi mới phương pháp giảng dạy môn GDCD theo hương chủ động, tích cực” với tham vọng các em học sinh sẽ cùng đồng hành với giáo viên trong việc thực hiện bài giảng đạt được kết quả giáo dục cao hơn, học sinh được tiếp cận nhiều hơn với các tài liệu, hình ảnh và chủ động sáng tạo trong tiếp thu kiến thức, giúp cho giờ học GĐCD giảm bớt sự căng thẳng, khô khan vốn có.